Các chuyến đi khác Bear_Grylls

Tham quan các đảo ở Anh

Năm 2000, anh dẫn cả đội của mình đi tham quan các đảo nhỏ ở Anh bằng Ca-nô, chuyến đi mất hết 30 ngày với mục tiêu chính để gây quỹ cho Viện Cứu sinh Hoàng gia. Anh còn chèo xuồng trong tình trạng không mặc quần áo với chiếc xuồng là một bồn tắm bằng gang làm tại nhà xuôi sông Thames để thực hiện đợt gây quỹ khác cho một người bạn đã bị mất chân trong một tai nạn khi leo núi.

Băng qua Bắc Đại Tây Dương

Ba năm sau, vào năm 2003, anh dẫn một đội gồm năm người, trong đó có những người bạn thuở nhỏ và đồng nghiệp ở SAS cùng người bạn mà anh đã quen khi cả hai cùng leo núi Everest, Mick Crosthwaite, băng qua phía Bắc của Đại Tây Dương. Cả đội đã không được hỗ trợ khi băng qua Bắc Đại Tây Dương và phải dùng một chiếc thuyền nhỏ mui trần, dài 11 mét được làm bằng nhựa PVC. Trong chuyến đi họ đã gặp gió cấp 8 và bị băng vỡ đập vào thuyền khi đi qua các tảng băng trôi. Họ khởi hành ở Halifax, Nova Scotia và cập cảng sau nhiều ngày lên đênh trên biển ở John o' Groats, Scotland.

Bay bằng dù lượn có động cơ qua Thác Ángel

Năm 2005, Grylls dẫn một đội đầu tiên trong lịch sử từng thử bay bằng dù lượn qua cao nguyên đầy hiểm trở của Thác nước Ángel tại Venezuela, thác nước cao nhất thế giới. Cả đội đã dự định là sẽ bay đến đỉnh của ngọn thác qua một ngọn núi nhấp nhô và rất hiểm trở.

Ăn tối ở trên cao

Năm 2005, cùng với nhà leo núi kiêm vận động viên khinh khí cầu David Hempleman-Adams và Thiếu tá Alan Vael, chỉ huy của Đội Trình diễn Nhảy dù Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, Grylls đã lập kỷ lục thế giới là người tạo ra một bữa tối ở nơi cao nhất thế giới: ở dưới một khinh khí cầu bay bằng khí nóng ở độ cao 7.600 mét (25.000 ft.), tất cả đều mặc quần áo ăn tối lịch sự cùng với mặt nạ dưỡng khí. Để luyện tập cho bữa tiệc, anh đã nhảy dù hơn 200 lần. Sự kiện này là để hỗ trợ cho Giải thưởng The Duke of Edinburg's Award và Tổ chức Từ thiện The Prince's Trust.

Chuyến Tham quan trên dãy Himalayas

Năm 2007, Grylls đã bắt tay vào lập kỷ lục ở dãy Himalayas với một chiếc Parajet Paramotor (Dù lượn có động cơ) gần đỉnh Everest. Anh đã cất cánh từ độ cao 4.400 mét (14.500 ft.), 8 dặm về phía Nam của ngọn núi. Grylls báo cáo nhìn trong lúc nhìn xuống đỉnh trong khi anh ta đang đi lên và đối phó với nhiệt độ xuống tới -60°C (-76°F). Anh đã phải chịu đứng mức không khí thấp chết người và cuối cùng đạt 9.000 mét (29.500 ft.), cao hơn gần 3.000 mét (10.000 ft.) so với kỷ lục trước đó là 6.102 mét (20.019 ft.). Chuyến tham quan này được quay lại và công chiếu bởi Discovery Channel trên toàn thế giới và trên Channel 4 ở Anh. Ban đầu Grylls dự định có kế hoạch bay vượt qua đỉnh Everest nhưng vì giấy phép chỉ cho phép bay đến phía Nam của đỉnh Everest bởi nếu bay vượt qua đỉnh Everest sẽ có nguy cơ xâm phạm vùng không phận Trung Quốc, anh đã không thể thực hiện được dự định này.

Chuyến Thám hiểm Nam Cực

Năm 2008, Grylls dẫn một đội tám người để trèo qua một trong những ngọn núi hiểm trở nhất mà chưa từng có ai trèo lên ở Nam Cực. Hành động này nhằm gây quỹ cho chương trình hỗ trợ trẻ em Global Angels và cho mọi người biết về khả năng của các nguồn năng lượng sạch. Trong nhiệm vụ này cả đội cũng dự định sẽ khám phá duyên hải của Nam Cực bằng thuyền cao su và mô tô nước chạy bằng sức gió cùng với dù lượn có động cơ chạy bằng điện. Nhưng thật không may, nhiệm vụ này bị cắt mất đi một phần vì Grylls bị trật vai.

Rơi tự do trong Nhà

Cũng vào năm 2008, Grylls cùng Al Hodgson và Scotsman Freddy MacDonald đã lập kỷ lục Guiness về việc rơi tự do trong nhà liên tục lâu nhất. Kỷ lục trước đó là 1 giờ và 36 phút bởi một Đội tuyển Hoa Kỳ. Grylls, Hodgson và MacDonald đã sử dụng hệ thống đường hầm thông gió thẳng đứng ở Milton Keynes. Phần thưởng kỷ lục của nỗ lực tương tự trước đó, đã được dùng để quyên góp hỗ trợ Tổ chức Từ thiện cho Trẻ em Global Angels

Chuyến thám hiểm Hành lang Tây Bắc

Tháng 8 năm 2010, Grylls dẫn đầu một nhóm nghiên cứu hàng đầu đi phá băng với một chiếc thuyền bơm hơi cứng (tiếng Anh: Riged Inflatable Boat). Trong cuộc thám hiểm lần này, Grylls và nhóm nghiên cứu đã đi tổng cộng 2.500 dặm (4.000km) xuyên qua Băng rải rác trên Hành lanh Tây Bắc trong suốt cuộc thám hiểm. Mục đích của cuộc thám hiểm lần này là nhằm nâng cao nhận thức về tác động của sự nóng lên toàn cầu đồng thời cũng là để quyên góp tiền cho Tổ chức Global Angels.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bear_Grylls http://cantic.bnc.cat/registres/CUCId/a10807263 http://data.rero.ch/02-A022978572 http://beargrylls.com http://celebrity-babies.com/2009/01/15/bear-grylls... http://dsc.discovery.com/fansites/manvswild/bio/bi... http://www.mensvogue.com/arts/articles/2007/08/gry... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://uli.nli.org.il/F/?func=direct&doc_number=00... http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p195449959 http://www.scoutbase.org.uk/library/hqdocs/facts/p...